Nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam năm 2020, cao tốc Dầu Giây Đà Lạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kết nối giao thông vùng Đông Nam Bộ với Nam Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và tăng cao giá trị bất động sản cho những địa phương mà tuyến đường này đi qua.
CÁC ĐOẠN CAO TỐC DẦU GIÂY LIÊN KHƯƠNG ĐÀ LẠT
Tuyến đường cao tốc Dầu Giây Liên Khương Đà Lạt với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 220 km, là một dự án quan trọng kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam. Tuyến cao tốc gồm 2 đoạn lớn là đoạn Dầu Giây – Liên Khương và đoạn Khương – Prenn; bắt đầu tại nút giao Dầu Giây (thuộc huyện Thống Nhất – Đồng Nai) và kết thúc tại chân đèo Prenn (thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng). Các đoạn cao tốc Dầu Giây Đà Lạt cụ thể như sau:
Cao tốc Dầu Giây Đà Lạt có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối vùng Đông Nam Bộ với Nam Tây Nguyên
Đoạn Dầu Giây – Liên Khương
Đoạn Dầu Giây – Liên Khương dài 200,3 km, bắt đầu tại nút giao nối với đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, và kết thúc tại nút giao với đoạn Liên Khương – Prenn (khu vực sân bay Liên Khương). Bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là câu trả lời thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, được triển khai theo hạ tầng 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Dầu Giây (Thống Nhất – Đồng Nai) – Tân Phú (Đồng Nai).
- Giai đoạn 2: Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng).
- Giai đoạn 3: Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Liên Khương (Đức Trọng – Lâm Đồng).
Đoạn Liên Khương – Prenn
Đoạn Liên Khương – Prenn dài 19,2 km, bắt đầu tại sân bay Liên Khương và kết thúc tại chân đèo Prenn. Đoạn đường cao tốc này đã được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 29/6/2008.
oạn Liên Khương – Prenn trong tổng tuyến cao tốc Dầu Giây Đà Lạt đã được khai thác sử dụng
Đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú
Đoạn đường thuộc giai đoạn 1 được giải quyết trong bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, với chiều dài khoảng 60 km đi qua 4 huyện của tỉnh Đồng Nai và tổng diện tích sử dụng đất là 460 ha. Cụ thể, huyện Thống Nhất là 64 ha, huyện Xuân Lộc là 16 ha, huyện Ðịnh Quán là 160 ha và huyện Tân Phú là 220 ha.
Đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có vốn đầu tư gần 7.000 tỉ đồng theo hình thức BOT. Tuyến đường được dự kiến khởi công vào quý IV/2020 và đưa vào sử dụng trước năm 2021. Sau khi hoàn thành sẽ có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông 3 tỉnh thành là Đồng Nai, Vũng Tàu và TP. HCM.
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
Đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, với chiều dài 66 km. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, đoạn cao tốc này được đầu tư theo hình thức an ninh vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), với tổng vốn đầu tư lên đến 17.000 tỉ đồng.
Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Đoạn cao tốc này được giới thiệu cho biết thuộc giai đoạn cuối của dự án bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, có chiều dài 73 km. Tổng chi phí đầu tư cho đoạn này là 13.000 tỉ đồng, trong đó 3.000 tỉ đồng được huy động từ ngân sách Nhà nước.
CHI TIẾT QUY HOẠCH CAO TỐC DẦU GIÂY LIÊN KHƯƠNG ĐÀ LẠT
Tổng quan tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Như đã nói ở trên, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200,3 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm bắt đầu là nút giao Dầu Giây (thuộc huyện Thống Nhất – Đồng Nai) và điểm kết thúc là chân đèo Prenn (thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng).
Tuyến đường được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe, tổng chiều rộng mặt đường là 25m, vận tốc thiết kế lên đến 100 km/giờ. Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đầu tư theo 2 hình thức là BOT và vay vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư 65.000 tỉ đồng.
Bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương
Bản đồ quy hoạch dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi qua các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú (thuộc tỉnh Đồng Nai); Đạ Huoai, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng (thuộc tỉnh Lâm Đồng). Bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cũng thể hiện rõ 3 giai đoạn triển khai xây dựng tuyến đường này, trong đó đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú được triển khai đầu tiên, sau đó là đến đoạn Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương.
Hình ảnh bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây Liên Khương
Lợi ích cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Cao tốc Dầu Giây Đà Lạt nói chung và vấn đề đoạn cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nói riêng, khi hoàn thành sẽ mang đến lợi ích to lớn trong việc phát triển kinh tế, giao thông, du lịch cũng như nâng cao giá trị bất động sản cho khu vực Nam Tây Nguyên mới nhất, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể:
Cải thiện giao thông
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có vai trò quan trọng đối với việc cải thiện giao thông cho tuyến đường từ TP. HCM lên Lâm Đồng. Tuyến đường này hoàn thành sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian di chuyển từ TP. HCM lên Bảo Lộc (dự kiến chỉ còn 2 tiếng), từ TP. HCM lên Đà Lạt (chỉ còn 3 tiếng) và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc (chỉ còn 1 giờ) so với tuyến quốc lộ 20 cũ hiện nay.
Không chỉ giảm tải giao thông cho quốc lộ 20, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cùng với hệ thống cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tạo nên mạng lưới giao thông giúp kết nối hoàn chỉnh khu vực Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Thu hút du lịch
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch từ TP. HCM và các tỉnh phía Nam về khu vực Tây Nguyên nhờ giao thông thuận tiện. Tây Nguyên là vùng đất có khí hậu ôn hoà, nhiều cảnh quan đẹp, nhưng hiện nay mới chỉ thành phố Đà Lạt là có ngành du lịch phát triển, được đa số mọi người biết đến.
Tuyến đường cao tốc này hoàn thành hứa hẹn mang đến triển vọng lớn để phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nơi đường cao tốc đi qua, cũng như các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên như Đăk Lăk, Đăk Nông. Không những vậy, tam giác du lịch TP. HCM – Đà Lạt – Nha Trang cũng được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhờ sự xuất hiện của tuyến đường cao tốc này.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương hoàn thành sẽ tạo điều kiện để du lịch Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ (Ảnh minh hoạ)
Phát triển kinh tế
Kết nối giao thông và phát triển kinh tế giao thương 2 khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũng là mục tiêu của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Tuyến đường này khi đưa vào sử dụng sẽ giảm rất nhiều thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng hóa về các khu vực mà cao tốc đi ngang qua.
Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, thì nông sản sẽ đảm bảo được chất lượng, độ tươi ngon khi chuyển từ Đà Lạt xuống TP. HCM cũng như các tỉnh lân cận. Từ đó, nhu cầu trao đổi, tiêu thụ hàng hoá cũng tăng lên, và cùng với ngành du lịch – dịch vụ, sẽ kích thích phát triển kinh tế chung cho khu vực.
Nâng cao giá trị bất động sản
Giá trị bất động sản tăng cao cũng là một lợi ích to lớn mà cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chắc chắn mang lại. Hệ thống giao thông thuận lợi, tiến bộ cùng với tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ của vùng Tây Nguyên là yếu tố thu hút nhiều nhà đầu tư đến với khu vực này, trong đó đáng chú ý là thành phố Bảo Lộc – nơi tuyến đường đi qua.
Theo quy hoạch của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Bảo Lộc sẽ trở thành trung tâm kinh tế phía Nam và là thủ phủ mới của Lâm Đồng. Và trên thực tế, những năm gần đây Bảo Lộc đã thu hút nguồn đầu tư rất lớn cho các dự án tầm vóc, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
Xem thêm chi tiết: Bản đồ quy hoạch Bảo Lộc
Với khí hậu mát mẻ cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, Bảo Lộc đang được kỳ vọng trở thành bất động sản nghỉ dưỡng giá trị. Các tập đoàn lớn như Vingroup, FLC, Novaland… đã tìm quỹ đất để triển khai các dự án nghỉ dưỡng cao cấp, khiến bất động sản Bảo Lộc trở nên đắt giá và thị trường bất động sản cũng sôi động hơn bao giờ hết.
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven TP. HCM là một xu hướng mà các ông lớn bất động sản hướng tới hiện nay. Và khi bất động sản ven biển không còn như hiện nay, thì bất động sản cao nguyên như Bảo Lộc, Đà Lạt càng được nhiều người nhắm đến.
Giá trị bất động sản Bảo Lộc tăng cao là điều được các chuyên gia dự đoán từ khi có thông tin quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
CÁC THÔNG TIN KHÁC VỀ CAO TỐC DẦU GIÂY ĐÀ LẠT
Đánh giá: Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương Đà Lạt
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mang ý nghĩa đặc biệt, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có bất động sản. Bảo Lộc được xem là một trong những địa điểm đang đón nhận rất nhiều dự án lớn về du lịch. Theo quy hoạch, đến năm 2035 nơi đây sẽ đẩy nhanh và gia tăng trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh và thành phố hạt nhân ở khu vực Nam Tây Nguyên.
Rất nhiều công ty bất động sản lớn đã triển khai các dự án nhà ở, nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái… Khi tuyến cao tốc Dầu Giây Đà Lạt hoàn thành, Bảo Lộc sẽ trở thành điểm đến của nhiều người. Đây cũng là yếu tố khiến cho bất động sản tại khu vực này trở nên sôi động và “nóng” hơn bao giờ hết.
Những khó khăn trong quy hoạch đoạn Dầu Giây – Liên Khương hiện nay
Trong dự án quy hoạch toàn tuyến cao tốc Dầu Giây Đà Lạt, nếu đoạn Liên Khương – Prenn đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, thì đoạn Dầu Giây – Liên Khương vẫn chưa được khởi công xây dựng vì thực tế gặp khá nhiều khó khăn trong quy hoạch.
Thứ nhất, khó khăn ở chỗ tổng mức đầu tư quá lớn. Với những tiêu chuẩn quy hoạch tuyến đường cao tốc này (tổng chiều dài hơn 200 km, 4 làn xe, mặt cắt ngang 25m) thì chi phí cần đến 65.000 tỉ đồng là một con số rất lớn.
Thứ hai, là có một số vướng mắc liên quan đến quy định của Luật giá mới ban hành. Cụ thể, theo quy định của luật này về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ và các quy định về lãi vay trong phương án tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư của Bộ Tài chính, thì dự án cao tốc Dầu Giây Đà Lạt Liên Khương không khả thi nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT toàn bộ.
Do đó, Bộ GTVT và Sở giao thông vận tải cần có thêm thời gian để nghiên cứu và xem xét phương án tháo gỡ các vướng mắc, cân đối lại nguồn vốn hỗ trợ cho dự án…
Kích hoạt quy hoạch đoạn Dầu Giây – Liên Khương (Cao tốc Dầu Giây Đà Lạt) đang gặp khó khăn vì nguồn vốn đầu tư lớn nhưng sẽ sớm khởi động trong giai đoạn 2021 – 2030
Cao tốc Dầu Giây Đà Lạt khi nào khởi công?
Về tiến độ xây dựng cao tốc Dầu Giây Đà Lạt, thì trong đó, đoạn Liên Khương – Prenn đã hoàn thành và được khai thác sử dụng vào tháng 6/2008; đoạn Dầu Giây – Liên Khương đang chuẩn bị xây dựng.
Theo Bộ GTVT, đoạn Dầu Giây – Liên Khương đã giao Ban quản lý dự án Thăng Long (trực thuộc Bộ GTVT) lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để triển khai chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2030.
Riêng đối với giai đoạn 1 của dự án (đoạn Dầu Giây – Tân Phú) sẽ được bố trí vốn ưu tiên để đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025. Hiện cập nhật kế hoạch vốn đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, Bộ GTVT đang phối hợp với các ban ngành liên quan khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định để sớm khởi động dự án.
Có thể bạn muốn xem thêm các bài viết:
Cao tốc Dầu Giây Đà Lạt được khai thác như thế nào mang đến nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, bất động sản, mà trong đó, Bảo Lộc – Lâm Đồng được các chuyên gia nhận định là hưởng lợi nhiều nhất từ tuyến đường cao tốc này. Do đó, nếu bạn muốn làm giàu cùng bất động sản thì đầu tư vào bất động sản Bảo Lộc là một lựa chọn tốt.
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN KEEN LAND
☎ Hotline 24/7: 0949.893.893
(Phone, Viber, Zalo, Whatsapp, Wechat)
“Xin chào, tôi là Quỳnh Nga, hiện đang là biên tập viên của Keenland.com.vn. Là một người đam mê công nghệ và bất động sản, với kinh nghiệm 5 năm nghiên cứu thông tin và làm việc tại thị trường Việt Nam. Quỳnh Nga hy vọng rằng những phân tích, tư vấn của tôi sẽ giúp những quý khách hàng lựa chọn được những sản phẩm an cư và đầu tư tốt nhất.”