Có Nên Mua Nhà Ở Xã Hội Hay Không? 5 Điều Cần Lưu Ý Khi Mua NOXH

Có nên mua nhà ở xã hội hay không? Như các bạn đã biết, hiện nay khi thị trường bất động sản ngày càng biến động, những căn hộ chung cư cũng như nhà ở tăng nhanh khiến bạn không đủ tài chính để sở hữu cho riêng mình? Để hiểu rõ vấn đề một cách chi tiết và đầy đủ hãy cùng đội ngũ Keen Land tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

NHÀ Ở XÃ HỘI LÀ GÌ?

Định nghĩa nhà ở xã hội

Ngày nay nhà ở xã hội được hiểu là mô hình thuộc quyền sở hữu của các cơ quan nhà nước hoặc các loại hình nhà được quản lý và sở hữu bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận. Những căn nhà này được xây dựng nhằm ưu tiên cho công chức nhà nước, họ là những cá nhân có mức thu nhập thấp, chưa có đủ điều kiện và tiêu chuẩn kinh tế để sở hữu nhà riêng. Nhà ở xã hội chủ yếu được xây dựng tại 2 thành phố lớn đó là Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi sở hữu những căn hộ đắt đỏ nhất cả nước.

Có Nên Mua Nhà Ở Xã Hội Không

Hình ảnh 1 dự án nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Dưới đây là những đặc điểm của nhà ở xã hội bạn cần lưu ý khi mua nhà ở xã hội để biết rõ hơn về loại nhà này:

  • Thông thường, diện tích nhà ở xã hội mỗi căn không được quá 70m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước và không được dưới 30m2 sàn.
  • Việc xây dựng các khu nhà ở xã hội này chỉ những người có thẩm quyền tại ủy ban nhân dân cấp Tỉnh mới có trách nhiệm phê duyệt, xem xét và cho xây dựng nhà ở xã hội.
  • Các khu nhà ở xã hội được xây dựng dựa trên nhu cầu mua, thuê của các đối tượng đang sinh sống trên địa bàn tại các địa phương, những người có thu nhập thấp và muốn sở hữu nhà riêng cho mình tại các thành phố lớn.
  • Dựa trên số tiền cho thuê, cho mua nhà ở thuộc sở hữu trên địa bàn mà quỹ xây dựng và phát triển nhà ở xã hội được hình thành.
  • Bên cạnh đó, nguồn quỹ này cũng được trích từ 30% – 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn.

Có Nên Mua Nhà Ở Xã Hội Không? Thiết kế các căn nhà ở xã hội thường nhỏ và tối ưu công năng

Thiết kế mẫu của nhà ở xã hội thường là các căn diện tích nhỏ

Tham khảo thêm :chung cư Bcons Sala” (Chỉ thanh toán 500 triệu sở hữu căn hộ 2 PN, hỗ trợ vay LS 0% đến 2 năm)

Nhà ở xã hội sử dụng được trong bao nhiêu năm?

Theo quy định của nhà nước, các đối tượng nằm trong diện được thuê và mua nhà ở xã hội sẽ có quyền sở hữu 50 năm, và bạn chỉ có quyền sử dụng không có quyền sở hữu. Ngoài ra, trường hợp có ý kiến nếu mong muốn mua được căn hộ có hình thức sở hữu là sổ hồng lâu dài thì khi căn hộ sử dụng 50 – 60 năm có dấu hiệu xuống cấp và không thể sử dụng được thì đất tại dự án vẫn thuộc quyền sở hữu chung của dự án.

Nhiều người có thể bán, hoặc ủy quyền một số chủ đầu tư khác xây lại, hoặc di dời và nhận suất tái định cư theo chính sách của địa phương. Nếu bạn đang thắc mắc có nên mua chung cư nhà ở xã hội không thì câu trả lời dựa vào nhiều điều kiện khác nhau.

Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Trong thời gian tối thiểu là 5 năm bạn tuyệt đối không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức thế nào. Trong trường hợp người mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác mà gắn liền với đất thì người mua sẽ được phép bán lại hoặc thế chấp mới nhất.

Mua Nhà Ở Xã Hội

Hình ảnh nhà ở xã hội đã được đưa vào sử dụng

Và trong thời gian chưa đủ 5 năm, kể từ khi tiền mua nhà được trả hết, nếu người mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được phép bán lại cho Nhà nước, chủ đầu tư hoặc những đối tượng cho phép được quy định trước đó.

Có mua bán nhà ở xã hội được không?

Theo quy định pháp luật về luật nhà ở và nhà ở xã hội chỉ được thế chấp hoặc bán sau 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền thuê hoặc mua nhà theo đúng hợp đồng mua bán đã ký với bên bán. Ngoài ra, người bán phải có đầy đủ quyền sở hữu nhà ở, tài sản và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Mua Nhà Ở Xã Hội

Người dùng vẫn có thể mua bán nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng

Nếu thời hạn chưa đủ 5 năm thì người ở vẫn có quyền đem đi thế chấp ngân hàng để vay tiền để thuê hoặc mua lại chính căn hộ đó. Còn trường hợp muốn bán thì bạn chỉ được bán cho chính chủ đầu tư xây dựng của dự án nhà ở xã hội này với giá bán không được hơn giá bán nhà ở xã hội cùng thời điểm, cùng loại. Về mặt giá cả hoàn toàn do hai bên tự thỏa thuận và đưa ra giá.

Mức giá cho nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội hiện nay được nhà nước bán với giá không quá 15 triệu đồng/m², với mức giá này mỗi căn hộ có giá từ 580 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng. Với mức giá này phù hợp với điều kiện của nhiều đối tượng. Do vậy, người mua cần chuẩn bị số tiền ít nhất là khoảng 20% tổng số tiền mua căn hộ, phần còn lại sẽ được vay ngân hàng theo quy định trước đó.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI?

Đối tượng được mua Nhà ở xã hội

Những dự án nhà ở xã hội ra đời với mục đích tạo điều kiện và xu hướng cho những người không dư giả kinh tế nhưng muốn sở hữu cho mình nhà riêng, việc xây dựng những ngôi nhà như vậy mang lại rất nhiều ý nghĩa và giúp được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên chỉ những người thuộc diện ưu tiên mới có thể mua hoặc thuê những căn nhà này. Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội sẽ giúp bạn có được những lựa chọn chính xác.

Theo các điều luật của Nhà nước, những đối tượng dưới đây được mua, thuê nhà ở xã hội bao gồm:

  • Công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất.
  • Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Các đối tượng trả lại nhà công vụ gặp khó khăn về nhà ở.

Mua Nhà Ở Xã Hội

Trình tự, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội

Đây là những viên chức nghèo, thu nhập thấp và không có đủ tài chính để mua chung cư hay nhà đất. Và để có thể mua hoặc thuê nhà ở xã hội này, đòi hỏi các đối tượng trên phải đủ các điều kiện sau:

  • Chưa có nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
  • Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tuy nhiên diện tích bình quân trên đầu người trong nhà dưới 8m2 sàn/người hoặc nhà hư hỏng, dột nát.
  • Mức thu nhập bình quân mỗi tháng của gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Cần chuẩn bị gì để mua được nhà ở xã hội?

Trước khi có dự định mua nhà ở xã hội bạn cần xác định xem mình có thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội hay không.

Muốn mua nhà ở xã hội phải hội tủ đủ hai điều kiện:

  • Phải thuộc 10 đối tượng như: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan; cán bộ, công chức, viên chức…vv.
  • Điều kiện bao gồm: Chưa sở hữu nhà ở, đất ở tại TPHCM; thu nhập không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên; Người mua phải có sổ hộ khẩu hoặc KT3 hoặc có xác nhận tạm trú trên một năm tại TPHCM; Nếu đã có gia đình thì vợ chồng đều phải là người không đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên; Trường hợp không có sổ hộ khẩu, người mua phải có thêm hợp đồng lao động trên một năm, và xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội tại TPHCM trên một năm.

Khi đã đủ điều kiện được mua nhà ở xã hội: Người mua cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn quy định hồ sơ mua nhà ở xã hội gồm: Đơn đăng ký mua, ba bản chứng thực căn cước công dân. Người mua cần phải có giấy xác nhận đối tượng mua nhà ở xã hội và thực trạng nhà ở. Ba bản chứng thực đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

CÓ NÊN MUA NHÀ Ở XÃ HỘI KHÔNG?

Ưu điểm của nhà ở xã hội

  • Chất lượng công trình ổn, phí quản lý chung cư rẻ, hệ thống tiện ích tốt.
  • Nhà ở xã hội giá rẻ hơn, thanh toán nhẹ, được vay lãi suất thấp.
  • Đây là điều kiện thuận lợi cho những cá nhân có kinh tế thấp nhưng vẫn có cơ hội được sinh hoạt, sở hữu các căn nhà với chất lượng, dịch vụ tốt.

Mua Nhà Ở Xã Hội

Nhà ở xã hội thu hút với giá thành rẻ, diện tích tối ưu công năng

Nhược điểm của nhà ở xã hội

  • Thủ tục mua nhà ở xã hội rắc rối, hồ sơ phức tạp. 
  • Không thể thế chấp ngân hàng ngoại trừ trường hợp bạn vay mua chính căn hộ đó.
  • Các dự án nhà ở xã hội thường xa trung tâm, tiện ích và nội thất cũng không tốt như mong đợi.
  • Vị trí giao thông khó khăn, chất lượng dịch vụ không đảm bảo,….

NHỮNG LƯU Ý KHI MUA NHÀ Ở XÃ HỘI?

  • Trước tiên bạn cần phải xác định bản thân mình hoặc người mua có đúng đối tượng được phép mua, bán nhà ở xã hội hay không.
  • Cần cân nhắc, lựa chọn nhà ở xã hội phù hợp nhất: Nếu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thỏa mãn diện được mua nhà ở xã hội bạn cần phải cân nhắc, lựa chọn dự án cho phù hợp, nhất là về vị trí và yếu tố tài chính sao cho phù hợp nhất với bản thân.
  • Thời điểm ký kết hợp đồng: Bên bán được phép huy động vốn từ phía khách hàng nhưng phải tuân thủ đúng theo quy định pháp luật và không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng.
  • Quy định đối với người mua, thuê nhà ở xã hội: Người mua nhà ở xã hội cũng không được phép chuyển nhượng căn nhà trong thời gian 5 năm tính từ thời điểm hoàn thành số tiền mua, thuê trong hợp đồng với chủ đầu tư. Sau thời gian đó, sẽ được cấp các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và mới được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê. Nếu trong thời gian giới hạn 5 năm, người mua nhà ở xã hội có nhu cầu bán lại thì chỉ có thể bán lại cho nhà nước, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đó hoặc các đối tượng thuộc diện được phép mua nhà ở xã hội khác. 
  • Lưu ý đối với người mua lại nhà ở xã hội: Cần chú ý người bán nhà ở xã hội cho bạn đã trả hết số tiền theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư hay chưa. Nếu người này chưa trả hết thì việc mua bán này sẽ vi phạm pháp luật.

CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI NỔI BẬT TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Sau đây là danh mục các dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện tại các quận ở TP.Hồ Chí Minh, dự kiến hoàn thành vào năm 2020:

  • Chung cư 61B, đường số 16, Quận 4; Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV DVCI Q4; Quy mô 0.34ha, 267 căn hộ chung cư.
  • nhà ở xã hội 314 Âu Dương Lân, P3, Quận 8; Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV DVCI Q8; Quy mô 3.5ha, 252 căn hộ chung cư.
  • KTX Đại học Sài Gòn, P16, Quận 8; Chủ đầu tư là Trường ĐH Sài Gòn; Quy mô 0.16ha, 448 căn hộ chung cư.
  • Khu Tái định cư Trương Đình Hội 2, Quận 8; Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV DVCI Q8; Quy mô 4.8ha, 1000 căn hộ chung cư.
  • nhà ở xã hội 324 Lý Thường Kiệt, Quận 10; Chủ đầu tư là Công ty CP Đức Mạnh; Quy mô 1.92ha, 1102 căn hộ chung cư.
  • nhà ở xã hội tại đường Hoàng Bật Đạt, P15, Quận Tân Bình; Chủ đầu tư là Công ty TNHH ĐT BĐS Tân Bình; Quy mô 0.44ha, 168 căn hộ chung cư.
  • nhà ở xã hội Khải Vy, số 4 Đào Trí, P.Phú Thuận, Quận 7; Chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Khải Vy; Quy mô 1ha, 575 căn hộ chung cư.
  • nhà ở xã hội Nam Phan, P.Phú Hữu Block A, Quận 9; Chủ đầu tư là Công ty CPĐT Nam Phan; Quy mô 1.75ha, 312 nhà phố.
  • nhà ở xã hội Nam Lý, 91A Đỗ Xuân Hợp, Quận 9; Chủ đầu tư là Công ty CP Địa ốc Thảo Điền; Quy mô 0.25ha, 252 căn hộ chung cư.
  • Dự án Tái định cư Lô số 4, phục vụ dự án mở rộng Khu Lâm Trại Suối Tiên, Quận 9; Chủ đầu tư là Công ty CP Du lịch-Văn hóa Suối Tiên; Quy mô 1.99ha, 265 nhà phố.
  • Dự án căn hộ Dragon Ehome Quận 9, chủ đầu tư là Phú Long Group đang chuẩn bị phát triển
  • Căn hộ Thủ Thiêm Green House của chủ đầu tư Thủ Thiêm Group phát triển năm 2022

Câu hỏi có nên mua nhà ở xã hội? Chính bạn sẽ tự trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất dựa vào điều kiện thực tế của mỗi cá nhân. Và hãy cân nhắc thật kỹ các vấn đề như tài chính, nhu cầu của bản thân,…để có lựa chọn sáng suốt nhất.

Nếu bạn còn vấn đề nào đang thắc mắc hãy liên hệ với Keen Land ngay lúc này để biết thêm chi tiết về các dự án nhà ở xã hội tại Hồ Chí Minh.

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN KEEN LAND

Hotline 24/7: 0949.893.893

(Phone, Viber, Zalo, Whatsapp, Wechat)

    Điền thông tin để nhận báo giá trong 5'

    5/5 - (1 bình chọn)