Công chứng vi bằng là một thể thức pháp lý quan trọng trong hoạt động mua bán đất đai. Công chứng vi bằng vì thế mà rất cần thiết. Cùng đội ngũ Keen Land tìm hiểu công chứng vi bằng là gì và những thông tin pháp lý có liên quan thì đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn.
KHÁI NIỆM VỀ CÔNG CHỨNG VI BẰNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT
Công chứng vi bằng là gì?
Trong Nghị định 08/2020/NĐ/CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thì vi bằng được giải thích là “văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định”.
Công chứng vi bằng là gì?
Theo đó, vi bằng là một loại giấy chứng nhận của văn phòng Thừa phát sau khi đã chứng kiến toàn bộ các hoạt động giao dịch bất động sản giữa hai bên là bên mua và bên bán.
Vi bằng có thể là một tệp bao gồm nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh. Trong đó, những thông tin có trong dữ liệu ghi lại hành vi, sự kiện mà đơn vị Thừa phát chứng kiến phải trung thực và khách quan.
Công chứng vi bằng là cụm từ chỉ hoạt động xác lập dữ liệu vi bằng của Thừa phát.
Giá trị pháp lý của vi bằng?
Vi bằng chỉ có hiệu lực kể từ sau 2 ngày đăng ký ở Bộ Tư pháp. Theo đó, công chứng vi bằng sẽ không có tác dụng nếu không được Bộ Tư pháp chấp thuận. Bên cạnh đó, bộ phận nhà nước này có quyền bác bỏ thông tin dữ liệu có trong vi bằng nếu xác định được chúng không phải sự thật.
Giá trị pháp lý công chứng vi bằng
Mọi vi bằng đều không thể thay thế cho sổ hồng, sổ đỏ và những giấy tờ chuyển nhượng nhà đất khác. Khi đi mua nhà, đưa giấy vi bằng không có ý nghĩa.
Thủ tục công chứng vi bằng
Mọi giấy tờ thủ tục làm vi bằng do Thừa phát thực hiện. Người trực tiếp làm công việc này là thư ký của Thừa phát tuy nhiên chính Thừa phát sẽ là đơn vị đứng tên công chứng vi bằng.
Thủ tục công chứng vi bằng
Vì bằng thường gồm 03 bản chỉnh: 01 bản bàn giao cho người yêu cầu, 01 bản gửi cho Sở Tư pháp đăng ký và 01 bản được lưu trữ lại tại văn phòng Thừa phát.
Những trường hợp được lập vi bằng và không lập vi bằng
Có 17 trường hợp được lập vi bằng được quy định tại Điều 25 Nghị định 125/2013/NĐ-CP. Trong số đó nổi bật là có các trường hợp như:
- Xác nhận tình trạng nhà khi mua hoặc trước khi cho thuê.
- Xác định tình trạng nhà đất bị lấn chiếm hoặc tình trạng nhà liền kề trước khi xây công trình.
- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, công trình, trụ sở hoặc các tài sản khác trái pháp luật.
- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc tài sản thừa kế.
- Xác nhận hàng giả hàng nhái được bày bán ở các cơ sở kinh doanh, trung tâm thương mại hoặc việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Xác nhận sự chậm trễ khi thi công công trình, tình trạng công trình khi nghiệm thu…
Có 9 trường hợp không được lập vi bằng quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Nổi bật nhất là những điều sau:
- Vi bằng sẽ không được phép lập nếu vi phạm các vấn đề bảo mật về thông tin những người thân trong gia đình.
- Vi phạm các quy định về an ninh, quốc phòng như làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức tài liệu thuộc bí mật nhà nước…
- Ghi nhận sự kiện hành vi chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai nhưng không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định.
- Nội dung của giao dịch, hợp đồng được pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực.
- Vi bằng không được lập để ghi nhận hành vi thực hiện các giao dịch trái pháp luật.
- Ghi nhận sự kiện và hành vi của cán bộ công nhân viên chức đang thi hành công vụ…
Những hạn chế đối với vi bằng
Vi bằng không thể được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ mua bán, chuyển nhượng nhà đất như sổ đỏ, sổ hồng.
Những hạn chế công chứng vi bằng
Những trường hợp được sử dụng vi bằng Thừa phát bao gồm:
- Các loại giao dịch chuyển nhượng giấy tờ nhà, đất
- Các giao dịch chuyển nhận tiền nhưng không chứng thực điều này.
- Các giao dịch khác diễn ra trên giấy tờ.
Có một số trường hợp không được sử dụng vi bằng. Dù bạn có dùng cũng sẽ không được công nhận về mặt pháp lý. Những trường hợp này bao gồm:
- Những việc liên quan đến mối quan hệ vợ chồng, con đẻ, con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Mối quan hệ chị em ruột
Những vi bằng thừa phát thường chỉ hợp lệ khi bạn sử dụng tại nơi có văn phòng Thừa Phát lại lập, không có trường hợp nào được ngoại lệ.
Công chứng vi bằng
NHỮNG THÔNG TIN CÓ LIÊN QUAN TỚI CÔNG CHỨNG VI BẰNG
Hệ quả pháp lý của việc mua nhà bằng vi bằng
Việc mua bán nhà bằng vi bằng không có giá trị pháp lý. Việc mua nhà bằng vi bằng kể cả có công chứng của Bộ Tư pháp cũng không có hiệu lực trao đổi, mua bán nhà tương tự như sổ đỏ, sổ hồng.
Do đó, mua bán nhà qua vi bằng là trái pháp luật và sẽ chịu xử phạt theo quy định cụ thể.
Thực trạng hiện tượng mua nhà bằng vi bằng hiện nay
Hiện nay lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, các cò đất sử dụng vi bằng để trao đổi, mua bán nhà và đất. Chúng thường tận dụng công chứng vi bằng để khuyên người mua bất động sản đóng cọc sau đó ôm tiền bỏ chạy.
Công chứng vi bằng
Cảnh báo dùng vi bằng để lừa bán nhà đất
Hành vi sử dụng vi bằng để lừa bán nhà đất là trái pháp luật và bị xử lý theo luật định. Nếu là người tham gia vào các hoạt động giao dịch bán nhà đất thì cần biết để phòng, tránh mất tiền oan.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MUA NHÀ SỔ CHUNG CÔNG CHỨNG VI BẰNG
Mua nhà đất công chứng vi bằng có an toàn không?
Câu trả lời là CÓ. Công chứng vi bằng được xác nhận bởi Bộ Tư pháp nên vi bằng được cho là loại tư liệu xác thực đáng tin cậy. Trong mua nhà đất thì sử dụng vi bằng rất an toàn, khẳng định giá trị tài sản của người bán và tăng tính uy tín cho người mua.
Mua nhà bằng vi bằng có phải là giao dịch hợp pháp không?
Đáp án là KHÔNG. Như đã trình bày ở trên, vi bằng không có giá trị pháp lý, chỉ có giá trị chứng thực và xác minh nên không dùng để giao dịch mua bán nhà.
Mua nhà/đất có vi bằng thì có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay không?
Câu trả lời là KHÔNG. Vi bằng chỉ có duy nhất giá trị là chứng thực tính chính xác thông tin của tài sản. Vi bằng không liên quan tới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sổ đỏ hay sổ hồng.
Công chứng vi bằng
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về công chứng vi bằng. Bạn hãy lưu ý đến giá trị pháp lý cũng như cách sử dụng của vi bằng để đảm bảo an toàn khi giao dịch bất động sản để tránh mất tiền oan nhé! Hẹn gặp lại bạn ở những chủ đề hữu ích tiếp theo.
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN KEEN LAND
☎ Hotline 24/7: 0949.893.893
(Phone, Viber, Zalo, Whatsapp, Wechat)
“Xin chào, tôi là Quỳnh Nga, hiện đang là biên tập viên của Keenland.com.vn. Là một người đam mê công nghệ và bất động sản, với kinh nghiệm 5 năm nghiên cứu thông tin và làm việc tại thị trường Việt Nam. Quỳnh Nga hy vọng rằng những phân tích, tư vấn của tôi sẽ giúp những quý khách hàng lựa chọn được những sản phẩm an cư và đầu tư tốt nhất.”